John Doe
Quy Trình Đầu Tư

Lưu ý : Chia Sẽ Kinh Nhiệm

Cơ Sở
giới thiệu phương pháp đầu tư

BƯỚC 1: LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

Sử dụng phân tích cơ bản để lựa chọn cổ phiếu đúng khẩu vị dòng tiền thông minh không phải là quá phức tạp. Tuy nhiên, vì thông tin là bất cân xứng nên Bạn khó lòng chắc chắn đâu sẽ là cổ phiếu sẽ tăng ngay trong con sóng sắp tới.

Sẽ dễ dàng hơn thay vì chọn ngay một cổ phiếu hãy thiết lập một danh mục theo dõi các cổ phiếu đáp ứng được những tiêu chí tốt nhất. Đây sẽ là danh mục chờ và ngay khi xuất hiện tín hiệu mua ở cổ phiếu nào, Bạn hãy mua cổ phiếu đó.

Tiêu chí lựa chọn

Có 2 loại cổ phiếu mà dòng tiền thông minh thực sự ưa thích đó là cổ phiếu dẫn đầu cổ phiếu tăng trưởng.

Với quy mô vốn lớn, những Người khổng lồ khôn ngoan nhất rất hiếm khi chơi những trận nhỏ. Dòng tiền thông minh thường chọn những cổ phiếu có vốn hoá thanh khoản đủ lớn để giải ngân, đủ tín nhiệm để tránh các rủi ro.

Đây thường là cổ phiếu của những doanh nghiệp đầu ngành với khả năng tăng trưởng mạnh mẽ. Những doanh nghiệp này đã giữ được vị thế của mình trong nhiều năm thì khả năng cao sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Điều này trái ngược hẳn với những doanh nghiệp nhỏ, thua lỗ, yếu kém… Những doanh nghiệp này có thể vẫn đang sống được trong hiện tại nhưng rất khó trụ vững trong 3 - 5 năm tới trước áp lực cạnh tranh từ chính những doanh nghiệp đầu ngành.

Một yếu tố nữa là những doanh nghiệp đầu ngành thì càng có nhiều tin tốt nên thường được chọn để tạo lập. Ở khía cạnh khác, những cổ phiếu không được dòng tiền thông minh lựa chọn thường biến động rất lộn xộn do không có sự tạo lập và mức độ tín nhiệm cũng không cao, Bạn sẽ gặp nhiều rủi ro khó lường trước.

Lựa chọn cổ phiếu

Cổ phiếu dẫn đầu

  • Cổ phiếu dẫn đầu là cổ phiếu nắm giữ những vị thế tốt nhất trong một phân khúc ngành nào đó dựa trên các tiêu chí như:

    • Vốn hóa.

    • Thị phần.

    • Hiệu quả kinh doanh.

    • Lợi thế cạnh tranh.

    • Năng lực lãnh đạo.

  • Với mỗi ngành cụ thể, top 3 cổ phiếu đầu ngành thường là cổ phiếu dẫn đầu.

  • Một số nhà đầu tư cho rằng cổ phiếu dẫn đầu sẽ khó tăng mạnh do quy mô lớn và đã tăng nhiều trước đó nhưng thống kê thực tế cho thấy chúng thường sẽ tăng giá tốt nhất trong ngành.

Cổ phiếu tăng trưởng

  • Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu có sự phát triển liên tục được thể hiện qua các tiêu chí như:

    • Doanh thu.

    • Lợi nhuận.

    • Thị phần.

  • Tốc độ tăng trưởng được đề xuất là ≥ 25% và đặc biệt quan tâm đến các cổ phiếu có sự tăng trưởng đột biến ≥ 50% trong 2 quý gần nhất so với 2 quý cùng kỳ năm ngoái.

  • Sự tăng trưởng nếu đã được chứng minh trong khoảng thời gian dài (≥ 2 năm) thì nhiều khả năng sẽ tiếp diễn trong tương lai.

Quy tắc lựa chọn cổ phiếu

Xếp hạng cổ phiếu (Rating)

Dựa trên dữ liệu cơ bản của các doanh nghiệp, chúng ta xếp hạng cổ phiếu thành các nhóm như sau:

Rating
Nền tảng cơ bản và vị thế
Doanh thu và lợi nhuận 2 quý gần nhất
A+
Dẫn đầu
Tăng mạnh
A
Dẫn đầu
Ít thay đổi
A-
Dẫn đầu
Giảm mạnh
B+
Tầm trung
Tăng mạnh
B
Tầm trung
Ít thay đổi
B-
Tầm trung
Giảm mạnh
C+
Nhỏ
Tăng mạnh
C
Nhỏ
Ít thay đổi
C-
Nhỏ
Giảm mạnh

Trong đó:

  • Nền tảng cơ bản và vị thế:

    • Cổ phiếu Rating A thường có vốn hóa ≥ 1,000 tỷ.
    • Cổ phiếu Rating C thường có vốn hóa ≤ 350 tỷ.
    • Các chỉ số cơ bản như ROE, biên lợi nhuận, thị phần, độ tín nhiệm doanh nghiệp… cũng là các yếu tố để đánh giá.
    • Các ngành quá nhỏ hoặc làm ăn kém hiệu quả thì không có cổ phiếu Rating A.
  • Doanh thu và lợi nhuận 2 quý gần nhất:

    • Cổ phiếu tăng trưởng (+) thường có doanh thu và lợi nhuận 2 quý gần nhất tăng trưởng trên 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
    • Cổ phiếu suy giảm (-) thường có doanh thu và lợi nhuận 2 quý gần nhất suy giảm trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cổ phiếu tiêu chuẩn

Bạn phải có những tiêu chí cụ thể để lựa chọn cổ phiếu một cách nhất quán. Khi đã lựa chọn được những cổ phiếu nào là cổ phiếu tiêu chuẩn, tuyệt đối không mua những cổ phiếu ngoài tiêu chuẩn đó.

Cổ phiếu tiêu chuẩn của Thần Chứng là những cổ phiếu thỏa mãn các tiêu chí sau:

  • Phải là các cổ phiếu được Rating A+, A, A-, B+, B, B-.

  • Vốn hóa ≥ 2000 tỷ.

  • ROE ≥ 10% thể hiện khả năng sinh ra lợi nhuận của doanh nghiệp cao.

  • TB GTGD ≥ 10 tỷ (trung bình giá trị giao dịch 20 phiên gần nhất).

Cổ phiếu top 50

  • Phải là cổ phiếu tiêu chuẩn.

  • Được chấm điểm đồng thời các yếu tố sau:

    • Nền tảng cơ bản và vị thế doanh nghiệp.

    • ROE trong 2 năm gần nhất.

    • Biên lợi nhuận.

    • Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong 2 quý gần nhất.

    • Khả năng quản trị.

    • Tín nhiệm từ các quỹ.

    • yếu tố mới như sản phẩm mới, lãnh đạo mới, thị trường mới… góp phần tạo sự đột biến cho doanh nghiệp.

  • Sau khi chấm điểm, các cổ phiếu sẽ được sắp xếp từ Top 01 đến Top 50.


Xác định tín hiệu

BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH TÍN HIỆU

Sau khi sử dụng phân tích cơ bản để thiết lập một danh mục theo dõi các cổ phiếu đáp ứng được những tiêu chí tốt nhất, Bạn hãy sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định dấu chân người khổng lồ.

Mặc dù Bạn vẫn có thể áp dụng những lý thuyết phân tích kỹ thuật này cho mọi loại cổ phiếu, nhưng hãy nhớ lựa chọn những cổ phiếu tiêu chuẩn để nâng cao xác suất chiến thắng.

Những cổ phiếu yếu kém, lái lởm mà không có sự tạo lập của dòng tiền thông minh thì dù đúng mẫu hình nhưng luôn có những rủi ro bất định (độ nhiễu). Đừng vì ấn tượng với một vài trường hợp “ăn bằng lần” mà quên mất những mối hiểm họa có thể đến bất cứ lúc nào.

Gom hàng (Tích lũy)

Trước khi cổ phiếu bắt đầu quá trình tăng giá, dòng tiền thông minh thường đã biết trước mọi thứ nên sẽ âm thầm gom hàng ở mức giá tốt. Quá trình gom hàng sẽ để lại dấu vết là một Nền tảng tích lũy.

Nền tảng tích lũy

Nền tảng tích lũy là một chuỗi các phiên giao dịch với biên độ co hẹp (nhìn đơn giản là chuỗi các cây nến nhỏ với trên 70% chỉ tăng/giảm trong biên độ +/- 2%) đi kèm là thanh khoản cạn kiệt.

Trong quá trình cổ phiếu đi lên, thường sẽ xuất hiện nhiều nền tảng tích lũy. Nền tảng tích lũy gốc thường kéo dài từ 3 - 6 tháng, thậm chí cả năm. Các nền tảng tích lũy phía trên thường ngắn hơn, kéo dài từ 1 - 3 tháng.

Hình thái vận động của một nền tảng tích lũy tốt nhất là đi ngang nhưng vẫn có thể là đi lên hoặc đi xuống.

quá trình tích lũy
Nền tảng “tích lũy gốc” và “tích lũy phía trên” của SDI

Nền tảng tích lũy chặt chẽ

Nền tảng tích lũy càng kéo dài với biên độ càng co hẹp thì mức độ tăng giá về sau càng lớn, ta gọi đó làNền tảng tích lũy chặt chẽ. Sở dĩ có được điều này là bởi với thời gian càng lâu thì số đông nhà đầu tư cá nhân càng không đủ kiên trì để nắm giữ cổ phiếu và sẽ sớm bị thanh lọc (rũ bỏ).

Trong khi đó, dòng tiền thông minh vẫn sẽ âm thầm gom hàng. Thời gian gom hàng càng lâu càng chứng tỏ tiềm năng của cổ phiếu phải đủ lớn để họ bỏ ra từng đó thời gian, công sức và vốn liếng…

Thông thường, với những cổ phiếu có nền tảng tích lũy gốc kéo dài từ 6 - 12 tháng thì cổ phiếu có thể tăng 50 - 100%. Dòng tiền thông minh hiếm khi tạo lập một cổ phiếu chỉ để tăng 10 - 20%.

Để xác định tín hiệu Tích lũy chặt chẽ, Bạn có thể sử dụng chỉ báoNền tảng trên Phần mềm Thần Chứng.

Nền Tảng Tích Lũy Chặt Chẽ
“Nền tảng tích lũy chặt chẽ” kéo dài 2 năm của DMC

Đẩy giá (Bùng nổ)

Sau khi gom đủ lượng hàng cần thiết hoặc không thể gom thêm do chẳng còn ai bán giá tốt nữa (thanh khoản cạn kiệt), dòng tiền thông minh sẽ bắt đầu mua vào ồ ạt ở các mức giá cao hơn tạo thành những phiênbùng nổ trên nền tảng với khối lượng đột biến.

Đây là dấu hiệu để Bạn có thể mua theo. Những điểm bùng nổ đầu tiên từ nền tảng tích lũy sẽ là điểm mua chuẩn bởi cổ phiếu thường sẽ bước vào kênh xu hướng tăng ngay sau đó.

Điều này có lợi hơn việc mua tại nền tảng tích lũy. Mặc dù, Bạn có thể phải mua ở mức giá cao hơn vài % nhưng không phải chờ đợi quá lâu (từ vài tháng đến cả năm) để dòng tiền thông minh hoàn thành quá trình gom hàng và đẩy giá.

Đẩy giá
Quá trình “bùng nổ trên nền tảng” của KDH

Thoát hàng (Phân phối)

Sau giai đoạn bùng nổ, cổ phiếu bước vào kênh xu hướng tăng kéo theo ngày càng nhiều các nhà đầu tư chú ý mua vào khiến thanh khoản tăng dần.

Khi đạt vùng giá mục tiêu, dòng tiền thông minh sẽ bắt đầu bán ra. Lúc này thanh khoản đã ở mức cao kết hợp cùng một vài tin tốt được bơm ra công chúng giúp việc thoát hàng trở nên thuận lợi.

Nền tảng vận động lúc này trở nên lỏng lẻo với các dấu hiệu sau:

  • Cổ phiếu trải qua nhịp chạy nước rút (giá tăng nhanh bất thường) nhưng đang có dấu hiệu chững lại.

  • Các phiên giao dịch có biên độ rộng, thất thường kéo theo khối lượng lớn.

  • Xuất hiện những phiên đứt gãy kênh xu hướng với khối lượng lớn.

Đây là dấu hiệu để Bạn có thể bán theo. Trong nhiều trường hợp, cổ phiếu có thể chưa giảm ngay, thậm chí tăng thêm vài % nữa nhưng việc chốt lời không bao giờ là sai.

Nếu thực sự cổ phiếu còn khả năng lên tiếp, Bạn vẫn còn phải chờ đợi rất lâu để những nền tảng tích lũy chặt chẽ mới được hình thành, lúc đó Bạn mua lại cũng không muộn.

Thoát hàng
Quá trình “thoát hàng” tại vùng đỉnh của DXG

Xác định xu hướng

Sự vận động trong chứng khoán thường đi theo xu hướng một cách quán tính trong thời gian không ngắn. Nếu không có biến động gì đặc biệt, cổ phiếu thường sẽ tiếp diễn xu hướng đã hình thành trước đó (áp dụng được với cả chỉ số thị trường).

Xu hướng vận động có 3 dạng: TĂNG, TRUNG LẬP và GIẢM. Cách hiệu quả nhất để xác định xu hướng của cổ phiếu là sử dụng các đường trung bình:

  • Trong một kênh xu hướng TĂNG, đường giá thường vận động trên đường xu hướng MA20.

  • Trong một kênh xu hướng GIẢM, đường giá thường vận động dưới đường xu hướng MA20.

  • Khi bắt đầu có sự thay đổi xu hướng, đường giá thường thường vận động một cách bất định so với đường xu hướng MA20 >>> kênh xu hướng TRUNG LẬP.

xu hướng
Quá trình vận động theo xu hướng của VNM

Để xác định xu hướng cổ phiếu, Bạn có thể sử dụng chỉ báo Xu hướng trên Phần mềm Thần Chứng.

Phân tích thị trường

Thị trường chung là tổng hòa của hàng trăm cổ phiếu trên sàn tuy nhiên nó bị chi phối bởi nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn chiếm trọng số trong cách tính VN-INDEX. Mặc dù vậy, 80% cổ phiếu vẫn đi theo xu hướng thị trường nên Bạn cần phải nắm bắt rõ để hành động.

Mô hình cân bằng đối xứng

Thị trường chung vận động theo mô hình cân bằng đối xứng với các đặc điểm sau:

thị trường
Quá trình vận động với 4 giai đoạn chính của thị trường

Vùng đáy
Vùng đỉnh
Đa số các cổ phiếu biến động trong biên độ hẹp, chặt chẽ.Đa số các cổ phiếu biến động trong biên độ lớn, lỏng lẻo.
Nhiều cổ phiếu đã có giai đoạn tích lũy chặt chẽ.Nhiều cổ phiếu đã có giai đoạn chạy nước rút.
Thanh khoản rất thấp.Thanh khoản rất lớn.
Tâm lý chán nản, sợ hãi.Tâm lý hưng phấn, tự tin.
Kênh xu hướng tăng
Kênh xu hướng giảm
Chỉ số bắt đầu vận động trên đường xu hướng MA20.Chỉ số bắt đầu vận động dưới đường xu hướng MA20.
Nhiều cổ phiếu cho điểm mua từ nền tảng tích lũy chặt chẽ.Nhiều cổ phiếu cho điểm bán từ nền tảng vận động lỏng lẻo.
Thanh khoản tăng dần.Thanh khoản giảm dần.
Tâm lý bắt đầu tốt dần lên.Tâm lý bắt đầu xấu dần xuống.

Xác định xu hướng thị trường hiện tại

Thông thường, một sóng tăng hay sóng giảm tại thị trường chứng khoán Việt Nam kéo dài từ 3 - 7 tháng. Trong quá trình đó, sẽ có những đoạn điều chỉnh (với sóng lên) hayhồi phục (với sóng xuống).

Bạn không cần cố gắng trading tại những đoạn đó vì chúng chỉ mang tính chất nhất thời. Việc đơn giản hơn là hãy xác định xu hướng hiện tại. Nếu không có biến động gì đặc biệt, thị trường sẽ tiếp diễn xu hướng đã hình thành trước đó.

Khi xác định được xu hướng hiện tại, Bạn cần điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục về mức phù hợp:

Vùng đáy
Vùng đỉnh
Chưa cần vội vàng mua sớm, cơ hội tốt nhất sẽ dần lộ diện.Bán dần các cổ phiếu xuất hiện tín hiệu điểm bán.
Tỷ lệ cổ phiếu ≤ 1/3.Tỷ lệ cổ phiếu ≤ 1/3.
Kênh xu hướng tăng
Kênh xu hướng giảm
Mua và nắm giữ các cổ phiếu xuất hiện tín hiệu điểm mua.Đứng ngoài thị trường tránh các rủi ro bất định.
Tỷ lệ cổ phiếu ≥ 2/3.Tỷ lệ cổ phiếu = 0.

Quy tắc điểm mua - điểm bán

Điểm bán
Tín hiệu điểm mua - điểm bán của VNM

Điểm mua SMALL BUY

  • Cổ phiếu đã hình thành nền tảng tích lũy chặt chẽ và cho dấu hiệu kích hoạt một xu hướng tăng ở mức độ tích cực.

  • Giá cổ phiếu thường break out lên trên một ngưỡng kháng cự nào đó:

    • Giá tăng tích cực ≥ 2%.

    • Khối lượng ≥ TB KLGD 20 phiên gần nhất.

  • Tỷ lệ giải ngân đề xuất: 1/3 lượng dự kiến.

Điểm mua BIG BUY

  • Cổ phiếu đã hình thành nền tảng tích lũy chặt chẽ và cho dấu hiệu kích hoạt một xu hướng tăng ở mức độ bùng nổ.

  • Giá cổ phiếu thường break out lên trên một ngưỡng kháng cự nào đó:

    • Giá tăng bùng nổ ≥ 4%.

    • Khối lượng đột biến ≥ 150% TB KLGD 20 phiên gần nhất.

  • Tỷ lệ giải ngân đề xuất: 2/3 lượng dự kiến.

điểm mua MWG
Tín hiệu điểm mua của MWG

Điểm bán SMALL SELL

  • Cổ phiếu đã bước vào kênh xu hướng tăng nhưng đang suy yếu và có dấu hiệu thay đổi xu hướng sang đi ngang hoặc đi xuống.

  • Giá cổ phiếu thường break down xuống dưới một ngưỡng hỗ trợ nào đó:

    • Giá giảm tiêu cực ≤ -2%.

    • Khối lượng lớn.

  • Tỷ lệ chốt bán đề xuất: 1/3 lượng dự kiến.

Điểm bán BIG SELL

  • Cổ phiếu đã bước vào kênh xu hướng tăng nhưng đang suy yếu và có dấu hiệu đứt gãy xu hướng sang đi ngang hoặc đi xuống.

  • Giá cổ phiếu thường break down xuống dưới một ngưỡng hỗ trợ nào đó:

    • Giá giảm mạnh ≤ -4%.

    • Khối lượng ≥ TB KLGD 20 phiên gần nhất.

  • Tỷ lệ chốt bán đề xuất: 2/3 lượng dự kiến.

điểm bán KSB
Tín hiệu điểm bán của KSB

Để xác định tín hiệu Điểm mua - điểm bán cổ phiếu Bạn có thể sử dụng chỉ báoTín hiệu trên Phần mềm Thần Chứng.

Các ví dụ điển hình

Điểm mua

Điểm mua HBC
Tín hiệu điểm mua của HBC

Điểm mua VCS
Tín hiệu điểm mua của VCS

Điểm mua APC
Tín hiệu điểm mua của APC

Điểm mua VNM
Tín hiệu điểm mua của VNM

Điểm mua SHS
Tín hiệu điểm mua của SHS

Điểm mua CVT
Tín hiệu điểm mua của CVT

Điểm bán

Điểm bán CVT
Tín hiệu điểm bán của CVT

Điểm bán HBC
Tín hiệu điểm bán của HBC

Điểm bán KSB
Tín hiệu điểm bán của KSB

Điểm bán PNJ
Tín hiệu điểm bán của PNJ

Điểm bán VNM
Tín hiệu điểm bán của VNM

Điểm bán FCN
Tín hiệu điểm bán của FCN


Kiểm soát cảm xúc

BƯỚC 3: KIỂM SOÁT HÀNH ĐỘNG

Xin nhắc lại rằng trong đầu tư chứng khoán, Bạn không nhất thiết phải đúng 100% để có được lợi nhuận tốt.Chỉ cần đúng 3 trong 5 thương vụ đầu tư và cắt lỗ sớm với 2 thương vụ còn lại, Bạn đã có được khoản lợi nhuận tuyệt vời.

Đầu tư chứng khoán có tính xác suất, Bạn vẫn có thể thua lỗ ngay cả khi mọi phân tích có vẻ đã hoàn chỉnh. Ngoài ra, chính bản thân Bạn trong quá trình đầu tư sẽ không ít lần “không nghe lời” và hành động sai lầm.

Bởi vậy, đừng kỳ vọng mọi thứ phải 100% theo ý mình. Thay vào đó, Bạn cần một Chiến lược đầu tư chủ động để có thể kiểm soát hành độngcân bằng lợi nhuận - rủi ro.

Chiến lược đầu tư chủ động

Chiến lược đầu tư chủ động là tập hợp các quy tắc kiểm soát hành độnggiúp Bạn hoàn toàn chủ động trong mỗi quyết định đầu tư; không còn bị chi phối bởi cảm xúc hay sự thiếu quyết đoán; từ đó nâng cao xác suất chiến thắng mà vẫn giảm thiểu được rủi ro.

Bước tiếp theo sẽ làm gì? Bạn phải luôn trả lời được câu hỏi đó. Các dự đoán tương lai có thể đúng hoặc sai nhưng bạn phải vạch trước cho mình những phương án hành động cụ thể.

Kiểm soát cảm xúc

Trong đầu tư, hãy tắt hoàn toàn mọi dây thần kinh cảm xúc. Đừng bao giờ lắng nghe nó mà hãy lắng nghe hệ thống quy tắc đầu tư của Bạn.

Hãy nhớ rằng “đầu tư thực sự lại là một công việc nhàm chán”. Hãy hành động lạnh lùng như một cỗ máy, đừng như một nghệ sĩ.

Đầu tư theo danh mục 3 - 5 mã

Nếu chỉ có 1 mã trong danh mục, Bạn sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn vào mã đó. Bạn sẽ quá vui mừng khi cổ phiếu tăng giá hoặc quá chán nản khi cổ phiếu giảm giá khiến việc kiểm soát cảm xúc trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Nếu có quá nhiều mã trong danh mục, bạn sẽ khó có đủ năng lực và sự kiểm soát tốt đối với từng mã.

Vậy nên hãy cân bằng trong một danh mục 3 - 5 mã.

Bài học cắt lỗ

Nên nhớ rằng “mọi khoản lỗ 50% đều bắt đầu từ những khoản lỗ 20%, và những khoản lỗ 20% đều bắt đầu từ những khoản lỗ 10%”.

Bạn sẽ cần vạch ra mức cắt lỗ và khi chạm mức cắt lỗ đó nghĩa là thương vụ đầu tư của Bạn đang có vấn đề ở đâu đó. Hãy kỷ luật và triệt để cắt lỗ sớm với mức lỗ tối đa từ 7 - 8%.

Định kỳ sau một khoảng thời gian, Bạn cũng cần cơ cấu lại danh mục bằng việc bán nhanh những cổ phiếu thua lỗ (cổ phiếu yếu) và bán chậm những cổ phiếu có lãi (cổ phiếu mạnh).

Sách về Warren Buffett

Tôn trọng xu hướng thị trường

“Chỉ khi thủy triều rút mới biết ai ở truồng”. Khi thị trường đi lên, ai cũng là chuyên gia, nhưng khi mọi thứ đảo chiều có đến 95% nhà đầu tư bắt đầu thua lỗ. Việc đầu tư từ lãi sang lỗ không phải điều hiếm gặp.

Bởi vậy, không phải lúc nào Bạn cũng cần có mặt trên thị trường. Mỗi năm chỉ cần kiếm tiền trong 1, 2 con sóng tăng đã là quá đủ. Hãy kiên nhẫn đứng ngoài và chờ đợi cơ hội.

“Đừng cố chống lại xu hướng thị trường vì nó lớn hơn Bạn rất nhiều”.

Quy tắc T+5

Sau các điểm mua chuẩn, cổ phiếu vẫn có thể điều chỉnh ở những phiên sau đó nhưng đa số sẽ có phiêntích cực tiếp theo trong phạm vi T+5 (tính 5 phiên sau điểm mua chuẩn).

Trường hợp vi phạm quy tắc T+5 có thể cân nhắc bán dần cổ phiếu với tỷ lệ đề xuất 1/3 lượng dự kiến.

Quy tắc hành động muộn trong biên an toàn

Biên an toàn là vùng giới hạn (thông thường có biên độ từ 10 - 15%) quanh nền tảng tích lũy (đối với điểm mua) và quanh vùng đỉnh (đối với điểm bán) được xác định để tránh việc mua/bán muộn.

Bạn chỉ nên mua/bán muộn trong biên an toàn sau tối đa 3 phiên với biên độ +/- 4% so với điểm mua/điểm bán chuẩn.

Các tín hiệu Điểm mua - điểm bán trên Phần mềm Thần Chứng đều đã được tích hợp sẵn Biên an toàn

biên an toàn
Điểm mua muộn trong biên an toàn của VGC

Hầu hết các quy tắc đầu tư trên đều đã được tích hợp trên Phần mềm Thần Chứng, hãy kết hợp chúng một cách thực sự hiệu quả.

Chúc Bạn đầu tư thành công!